ÁO DÀI DÀNH CHO MẸ SIÊU ĐẸP NĂM 2024
Áo dài Tết cách tân: những

Áo dài Tết cách tân: những "bí mật" được bật mí

Nguyễn Thị Hiếu
Thứ Năm, 06/07/2023 10 phút đọc
Nội dung bài viết

Nhắc đến những trang phục cho ngày đầu năm, áo dài Tết cách tân là lựa chọn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, người mặc liệu đã hiểu hết về áo dài cách tân?

Áo dài Tết 2022 cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại quốc phục trong những quan niệm, tư duy và đời sống của người Việt. Theo thời gian, chiếc áo dài qua nhiều lần thay đổi về hình dáng, tên gọi nhưng giá trị thì chưa bao giờ mất đi. Những năm gần đây, “áo dài cách tân” được nhắc đến khá nhiều và trở nên rất thịnh hành. Ngày Tết, bên cạnh áo dài truyền thống, người ta cũng có xu hướng chọn áo dài cách tân nhiều hơn. Không thể phủ nhận, áo dài cách tân Tết sở hữu nhiều ưu điểm về tính tiện lợi cũng như thẩm mỹ. Thế nhưng, nguồn gốc của loại áo dài này cũng như phải cách tân làm sao cho văn minh thì chắc hẳn vẫn còn là “bí mật” với nhiều người.

Cùng bài viết dưới đây khám phá những điều thú vị về áo dài Tết cách tân nhé!

Áo dài là gì? Áo dài cách tân là gì?

Áo dài vốn cũng là một loại trang phục được thay đổi, cách điệu từ áo ngũ thân. Hình dạng áo dài sơ khai nhất chính là áo Giao Lãnh, phổ biến vào thời Lý – Trần – Lê. Thời kỳ Tây hóa (hay gọi là giai đoạn Tân thời), áo dài bắt đầu được “làm mới”. Lúc này, áo dài thường mặc với quần dài, có thiết kế che từ cổ đến ngang hoặc quá đầu gối. Cả nam và nữ đều có thể mặc áo dài nhưng thường phổ biến hơn với nữ giới.

Vào những dịp lễ tết, các buổi trình diễn hay những nơi đòi hỏi sự lịch sự, trang trọng, áo dài thường sẽ là lựa chọn ưu tiên. Học sinh cấp 2 (trước đây) và cấp 3 cũng chọn chiếc áo dài làm đồng phục. Trong các buổi ngoại giao hay cuộc thi sắc đẹp mang tính quan trọng, áo dài cũng là hình ảnh không thể thiếu.

“Cách tân” ở đây chỉ sự làm mới, thay đổi khác đi của hình ảnh chiếc áo dài truyền thống, bao gồm kiểu dáng, thiết kế độ dài, bố cục, cách kết hợp,... Thực ra, áo dài trong lịch sử đã trải qua khá nhiều lần “cách tân”:

  • Áo dài tứ thân: trang phục phổ biến dành cho những người dân ở tầng lớp bình dân thời xưa; 2 vạt trước của chiếc áo được thiết kế rời nhau, có thể buộc lại cho gọn lại khi làm việc đồng áng; 2 vạt sau sẽ được may liền thành 1 tà áo.
  • Áo dài ngũ thân: dựa trên áo tứ thân, biến thể đi để có 5 vạt áo; mỗi vạt của áo ngũ thân có 2 thân nối sống tượng trưng cho phụ mẫu, còn với vạt con đằng trước sẽ thể hiện cho người mặc nó là ai. Áo ngũ thân là trang phục mà tầng lớp quan lại, quý tộc thường mặc.
  • Áo dài Le Mur: tên của loại áo dài này được đặt theo người thiết kế ra nó. Có thể nói, áo dài Le Mur là một bước tiến quan trọng từ chính chiếc áo dài tứ thân của người Việt. Kiểu áo dài này rút ngắn đi chỉ còn có 2 vạt trước và sau, hàng nút ở phía trước cũng được dịch sang theo bên sườn vai và dọc bên sườn eo người mặc; thiết kế tay áo phồng, cổ hở hơn. Một chiếc áo dài ra đời cho thấy sự đổi mới rõ rệt so với chiếc áo dài truyền thống của người Việt xưa.
  • Áo dài Lê Phổ: cũng là chiếc áo dài được đặt theo tên của người sáng tạo nên, kết hợp khéo léo giữa áo dài tứ thân và áo dài Le Mur. Chiếc áo dài này thể hiện đầy đủ nét đẹp dung dị, truyền thống nhưng lại rất tân thời. Áo dài Lê Phổ lược bỏ bớt các chi tiết như cổ hở, tay phồng của áo dài Le Mur.
  • Áo dài bà Nhu: do chính bà Trần Lệ Xuân (vợ của Ngô Đình Nhu) tạo ra, là chiếc áo dài nữ cách tân vô cùng mới mẻ với phần cổ áo thiết kế dạng cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét gợi cảm. Tà áo dài Việt trở nên đa dạng hơn với phần thân áo được may lạ mắt với khá nhiều hoa văn độc đáo.
  • Áo dài Raglan: những năm 1960, áo dài ráp tay ra đời tại Sài Gòn. Mẫu thiết kế này giúp giải quyết được những nếp gấp 2 bên nách là chiếc áo dài thông thường gặp phải.
  • Áo dài Miniraglan: phiên bản áo dài được ưa chuộng và chọn làm đồng phục nữ sinh từ xưa đến nay. Thiết kế của áo dài Miniraglam có phần tà áo ngắn, chỉ qua gối 1 chút nhưng quần thì phủ kín mắt cá chân.

Tà áo dài đã có một quá trình không hề ngắn để thay đổi, hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người Việt. Thực tế, khi ngành thời trang phát triển, áo dài đã có những bước “cách tân” táo bạo hơn, nhiều kiểu dáng, mẫu mã, cách kết hợp ra đời. Áo dài cách tân là khái niệm dùng để chỉ những mẫu áo dài khác biệt so với thiết kế truyền thống, cho thấy sự sáng tạo và đột phá.

Áo dài Tết cách tân có gì khác với áo dài truyền thống

Thông thường, cấu tạo của một chiếc áo dài truyền thống bao gồm các bộ phận sau:

  • Cổ áo: thiết kế phần cổ áo thường cao khoảng 2-3 cm với dáng ôm khít cổ, tạo nên hình chữ V ở trước cổ, sau này có thể là dạng chữ U, hoặc nâng chiều cao cổ áo lên.
  • Khuy áo: Khuy áo dài thường dùng khuy bấm, từ cổ chéo sang bên vai rồi dọc đến ngang hông. Trong thiết kế truyền thống, khuy áo dài của thân trên áo được cố định tại 5 vị trí; vừa để giúp chiếc áo dài được ngay ngắn, vừa biểu tượng cho 5 đạo đức làm người lớn nhất của người Việt đó là nhân – nghĩa – lễ – trí – tín.
  • Thân áo: gồm 2 bộ phận chính là thân trước và thân sau; cả 2 thân áo này đều có độ dài từ cổ đến mắt cá chân và được may ôm sát lấy cơ thể, nhờ đó khéo léo khoe được đường cong, nhất là phần eo cho người mặc.
  • Tay áo: với dáng áo dài truyền thống, tay áo may dài, không có cầu vai, may kéo dài hẳn từ phần cổ áo đến tay áo, may hơi ôm nhưng vẫn đảm bảo cử động tay thoải mái.
  • Tà áo: 2 tà trước sau được xẻ từ ngang hông đến hết xuống phía dưới, thoải mái khi di chuyển và tạo sự bay bổng, nhẹ nhàng.

Trong khi đó, áo dài cách tân tùy vào mức độ cách tân mà có sự khác biệt so với áo dài truyền thống. Về cơ bản vẫn giữ theo đúng kết cấu nhưng sẽ làm mới ở phần cổ áo, tay áo, thân áo theo chiều hướng hiện đại hơn. Ví dụ: áo dài cách tân cổ tròn, áo dài cách tân tay lửng, tay phồng, áo dài cách tân giả váy,... Đặc biệt, chất liệu vải trong áo dài cách tân sử dụng đa dạng, kết hợp phong phú hơn.

Với áo dài Tết cách tân, nhiều người ưa thích bởi lẽ chúng có thiết kế bắt mắt, thoải mái hơn so với áo dài truyền thống. Những chiếc áo dài dạng rộng, suông có vẻ như thích hợp hơn với thời tiết, khí hậu nắng nóng tại Việt Nam. Ngoài ra, áo dài Tết, dù đơn giản nhưng vẫn cần thời thượng, màu sắc thu hút nên những chất liệu cách tân dễ chiều lòng người mặc.

Với những bạn nữ có thân hình không mấy cân đối thì mặc áo dài truyền thống trong các dịp quan trọng nếu không khéo léo có thể dễ bị lộ khuyết điểm. Một số trường hợp, hàng khuy ở vai và eo dễ bung, gây bất tiện cho người mặc, nhất là khi phải hoạt động nhiều.

Vì vậy, áo dài cách tân chính là sự thay đổi để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại, mục tiêu mang lại sự đẹp mắt, duyên dáng, tiện lợi nhưng vẫn giữ được tinh thần, giá trị của tà áo dài Việt.

Xu hướng áo dài Tết cách tân tại Việt Nam bắt nguồn từ đâu?

Không phải một cách ngẫu nhiên mà người mặc chuyển sang áo dài Tết cách tân nhiều hơn thay vì áo dài truyền thống trước đó. Từ khi có những người “khơi mào” xu hướng, áo dài cách tân mới bắt đầu được biết đến nhiều hơn.

Trước đây, áo dài cách tân còn là một khái niệm xa lạ, chỉ xuất hiện ở các sàn diễn thời trang, sàn catwalk chuyên nghiệp; là thành phẩm của những nhà thiết kế nổi tiếng như Sĩ Hoàng, Hà Linh Thư, Thủy nguyễn,...

Cuối năm 2016, nhiều ngôi sao trong nước xuất hiện trong bộ sưu tập áo dài nữ cách tân đã tạo nên làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng lớn tới giới trẻ và nhiều độ tuổi khác. Tết năm 2017 được xem là điểm đánh dấu sự xuất hiện “diện rộng” của áo dài cách tân.

Áo dài Tết cách tân, đẹp hay không đẹp?

Được yêu thích và sử dụng phổ biến là thế nhưng chiếc áo dài Tết cách tân lại gặp phải không ít quan điểm trái chiều. Chính bởi tính ứng dụng cao mà áo dài cách tân được sử dụng trong nhiều dịp hơn, cũng vì vậy mà sức sáng tạo cho các mẫu thiết kế là không giới hạn.

Nhà thiết kế Đức Hùng từng mạnh mẽ đưa ra phản đối: “Tôi khẳng định luôn, đây không phải áo dài Việt Nam. Nếu chúng ta cứ tiếp tục cổ xúy và ủng hộ kiểu áo dài cách tân lại đi phối với váy đụp này thì rất nhanh thôi hình ảnh tà áo dài truyền thống của Việt Nam sẽ bị mai một đi giá trị vốn có của nó…”

Quan điểm của nhà thiết kế Đức Hùng chưa thể khẳng định là đúng hay sai, nhưng khó chấp nhận là điều hoàn toàn có thể hiểu, bởi một khi hình ảnh chiếc áo dài được làm khác đi sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của 1 quốc gia, dân tộc.

Từ khi xuất hiện đến nay đã hơn 5 năm, áo dài cách tân vẫn có sức hút và chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực thời trang. Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng, áo dài cách tân nếu sáng tạo trong khuôn khổ, có chừng mực thì sẽ đẹp; ngược lại, rất dễ tạo nên thảm họa, thậm chí là lố lăng. Không phải cách tân nào cũng phù hợp, chỉ những cách tân giúp chiếc áo dài thêm sắc sảo, ấn tượng một cách văn minh mới là điều đáng khuyến khích.

Vì vậy, nếu chọn áo dài Tết cách tân cho năm 2022 này, đừng quên chọn những thiết kế nhã nhặn, hài hòa, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Đồng thời, thể hiện được nét văn minh, tinh tế khi khoác trên mình bộ trang phục mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc và phản ánh được quá trình phát triển, hội nhập cùng xu thế một cách khéo léo.

Viết bình luận của bạn
Áo Dài Tứ Thân - Kết Nối Truyền Thống Và Hiện Đại

Áo Dài Tứ Thân - Kết Nối Truyền Thống Và Hiện Đại

Thứ Tư, 30/08/2023 8 phút đọc

Trong bộ sưu tập trang phục truyền thống Việt Nam, có lẽ không có chiếc áo nào khiến chúng ta tự hào và mê mải bằng... Đọc tiếp

Áo Dài Trẻ Em - Sự Pha Trộn Tinh Tế Giữa Truyền Thống và Độc Đáo

Áo Dài Trẻ Em - Sự Pha Trộn Tinh Tế Giữa Truyền Thống và Độc Đáo

Thứ Tư, 30/08/2023 7 phút đọc

Trong lòng mỗi người Việt, "áo dài" không chỉ là một trang phục dân tộc mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống của... Đọc tiếp

Khám Phá Bí Quyết Chọn Áo Dài Tết Đẹp và Chất Lượng

Khám Phá Bí Quyết Chọn Áo Dài Tết Đẹp và Chất Lượng

Thứ Tư, 30/08/2023 7 phút đọc

Chào mừng bạn đến với Áo dài Trung Đồng! Hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn về một sản phẩm vô cùng đặc biệt “áo... Đọc tiếp

Bí Quyết Chọn

Bí Quyết Chọn "Mẫu Áo Dài" Đẹp Dành Cho Mọi Phong Cách

Thứ Tư, 30/08/2023 9 phút đọc

Khi nhắc đến trang phục truyền thống của Việt Nam, chúng ta không thể không nghĩ ngay đến "áo dài". Với những đường nét tinh tế,... Đọc tiếp

Nội dung bài viết