ÁO DÀI DÀNH CHO MẸ SIÊU ĐẸP NĂM 2024
Lịch sử hình thành và phát triển của Áo dài Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của Áo dài Việt Nam

Nguyễn Thị Hiếu
Thứ Sáu, 21/07/2023 3 phút đọc
Nội dung bài viết

Về Lịch sử thì chưa có bất kỳ ghi chép hoặc nghiên cứu cụ thể chỉ ra chính xác về thời điểm và hình dáng của áo dài thuở sơ khai. Tuy nhiên, theo những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ vào thế kỷ 19 thì hình ảnh người phụ nữ đã xuất hiện trong trang phục áo dài hai tà…. (hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ)

Áo tứ thân, ngũ thân, giáo giao lĩnh được coi là tiền thân của Áo dài Việt Nam.

Áo ngũ thân nữ có tay thụng và tay chẽn

Ngoài áo nữ thì có Áo ngũ thân nam hay còn gọi áo tấc 

Kiểu dáng áo dài ngày nay khởi nguồn từ áo dài Lemur thập niên 30 – 40. Họa sĩ Cát Tường đã sáng tạo chiếc áo chỉ có 2 vạt trước và sau, ôm sát vào cơ thể làm tôn lên những đường cong quyến rũ của phụ nữ (Lemur tên được đặt tên theo tên tiếng Pháp của hoạ sĩ Cát tường).

Sau áo dài lemur họa sĩ Lê Phổ đã biến tấu thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn. Áo dài lê Phổ thịnh hành giai đoạn này

Vào đầu thập niên 60 nhà may Dung ở ĐaKao- Sài Gòn sáng tạo ra áo dài thắt eo, tay giắc năng. Điểm khác biệt của chiếc áo dài này là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ tạo cho người mặc cảm giác thoải mái. Hai tà của áo dài được nối với nhau bằng nút bấm ngang hông. Áo dài thắt eo đã góp phần định hình cho thiết kế áo dài Việt Nam sau này.

Trong vài thập kỷ gần đây, Áo dài Việt Nam còn được biến chuyển thành áo dài cưới, áo dài cách tân với nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ, đính cườm, đính đá, thêu công phụng ... Nhưng dù có phá cách thế nào, áo dài Việt Nam nói chung vẫn giữ được nét uyển chuyển, kín đáo.

Đấu tranh giữ gìn Quốc Phục Việt. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 (thế kỷ XX) còn áo dài đã xuất hiện từ trước đó hàng trăm năm.

 Năm 2018 tờ báo China Daily đăng tải có thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ “Chinese style” (Phong cách Trung Quốc) đã gây phẫn nộ đối với người dân Việt Nam. Trung Quốc dường như có âm mưu chính trị, muốn chiếm đoạt tà áo dài của Việt Nam…. (XXX)

Vậy chúng ta, những người con Việt Nam bằng tình yêu quê hương đất nước, chúng ta hãy góp tiếng nói, góp hành động để bảo về giữ gìn và tôn vinh quốc phục Việt, hãy mặc áo dài ở các sự kiện để lan toả vẻ đẹp và tình yêu với tà áo dài, để những dấu ấn ấy in sâu vào tâm hồn người Việt, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

 

Viết bình luận của bạn
Áo Dài Tứ Thân - Kết Nối Truyền Thống Và Hiện Đại

Áo Dài Tứ Thân - Kết Nối Truyền Thống Và Hiện Đại

Thứ Tư, 30/08/2023 8 phút đọc

Trong bộ sưu tập trang phục truyền thống Việt Nam, có lẽ không có chiếc áo nào khiến chúng ta tự hào và mê mải bằng... Đọc tiếp

Áo Dài Trẻ Em - Sự Pha Trộn Tinh Tế Giữa Truyền Thống và Độc Đáo

Áo Dài Trẻ Em - Sự Pha Trộn Tinh Tế Giữa Truyền Thống và Độc Đáo

Thứ Tư, 30/08/2023 7 phút đọc

Trong lòng mỗi người Việt, "áo dài" không chỉ là một trang phục dân tộc mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống của... Đọc tiếp

Khám Phá Bí Quyết Chọn Áo Dài Tết Đẹp và Chất Lượng

Khám Phá Bí Quyết Chọn Áo Dài Tết Đẹp và Chất Lượng

Thứ Tư, 30/08/2023 7 phút đọc

Chào mừng bạn đến với Áo dài Trung Đồng! Hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn về một sản phẩm vô cùng đặc biệt “áo... Đọc tiếp

Bí Quyết Chọn

Bí Quyết Chọn "Mẫu Áo Dài" Đẹp Dành Cho Mọi Phong Cách

Thứ Tư, 30/08/2023 9 phút đọc

Khi nhắc đến trang phục truyền thống của Việt Nam, chúng ta không thể không nghĩ ngay đến "áo dài". Với những đường nét tinh tế,... Đọc tiếp

Nội dung bài viết